Nguồn gốc Lịch sử Do Thái

Họa phẩm về Tổ phụ Ábraham khởi hành đến Ai Cập, sau này được chép lại trong cuốn sách Abraham.

Việc khôi phục lại thông tin về nguồn gốc của người Do Thái rất là khó khăn và phức tạp[4]. Những dữ liệu tiền sử và dân tộc học của người Do Thái có liên quan chặt chẽ với ngành khảo cổ học, sinh học, và các bản ghi chép lịch sử, cũng như các tài liệu tôn giáo và những tài liệu thần thoại. Nhóm dân tộc sơ khai nguyên thủy mà người Do Thái ban đầu có nguồn gốc với tổ tiên của họ là một liên minh của các bộ lạc nói ngữ hệ Semetic (Xê-mít) thời kỳ đồ sắt được gọi là người Israel sống ở khu vực nằm trong một phần của miền đất Canaan trong thời kỳ bộ lạc và thời kỳ chánh thể[5]. Các nghiên cứu di truyền về người Do Thái cho thấy hầu hết đa số người Do Thái trên toàn thế giới đều có một di sản di truyền phổ biến có chung tổ tiên nguồn gốc từ Trung Đông, và kết quả cho thấy sự giống nhau nhiều nhất giữa người Do Thái với các giống dân của vùng Trăng lưỡi liềm Màu mỡ[6][7][8].

Những người Do Thái hiện đại xuất thân từ Vương quốc Judah ở miền nam Israel, là các bộ lạc của chi tộc Judah và chi tộc Benjamin kể từ khi mười bộ lạc phía Bắc bị tuyệt diệt sau khi họ bị bắt giam ở Assyria[9][10]. Theo bản tường thuật Kinh Thánh Hebrew, tổ tiên của người Do Thái được truy ra là có nguồn gốc từ các bậc tổ phụ trong Kinh thánh như Abraham (sau này được xem là tổ phụ của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham), con trai của Abraham là Isaac, con trai của IsaacJacob, và các mẫu phụ như Sarah, Rebecca, LeahRachel, những người này đã sống ở Canaan. Mười hai bộ lạc (chi tộc) được mô tả là con cháu hậu duệ thuộc dòng dõi của mười hai người con trai của Jacob. Jacob và gia đình ông di cư đến Ai Cập cổ đại sau khi được chính tay Pharaoh mời đến sống cùng với con của ông là Joseph. Dòng dõi con cháu hậu duệ của các bậc tổ phụ sau này trở thành những người nô lệ cho đến khi giai đoạn xuất hành được Moses dẫn dắt. Joshua là người thừa kết vai trò lãnh đạo dân tộc Do Thái sau khi Moses qua đời. Joshua là người đã chỉ huy người Israel xâm chiếm vùng đất của người Canaan.

Phần lớn các nhà khảo cổ học hiện đại đã loại bỏ tính lịch sử của bài tường thuật đầy tính sử thi trong cuốn Kinh Thánh này[11] vì bài tường thuật này đã được dựng tạo thành một câu chuyện kể thần thoại mang đậm khí phách dân tộc đầy cảm hứng của người Israel. Tuy nhiên, người Israel và nền văn hóa của họ, theo các tài liệu khảo cổ học hiện đại chứng minh rằng, họ đã không hề xâm chiếm được vùng đất của người Canaan bằng vũ lực, nhưng thay vào đó thì người Israel đã tách ra khỏi giống dân Canaan và tạo ra sự khác biệt văn hoá thông qua việc phát triển một bản sắc riêng biệt là tín ngưỡng độc thần và sau này là tôn giáo độc thần, đức tin tập trung vào sùng thờ Yahweh là một trong những vị thần cổ đại của dân Canaan (được liên hệ với tục thờ bò cổ xưa). Sự tiền triển của niềm tin nhiệt thành với Gia-Vệ (Yahweh), cùng với một số thực hành văn hoá, niềm tin đã dần dần làm cho nhóm dân tộc Israel khác biệt về bản sắc đủ để tách khỏi những người Canaan khác[12][13][14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử Do Thái https://books.google.com/books?id=tu02muKUVJ0C&pg=... https://web.archive.org/web/20230409160404/https:/... https://books.google.com/books?id=etTUEorS1zMC&pg=... https://web.archive.org/web/20230210203455/https:/... http://www.al-monitor.com/pulse/originals/2015/06/... https://archive.org/details/legacygenetichis0000os... http://ftp.beitberl.ac.il/~bbsite/misc/ezer_anglit... https://web.archive.org/web/20200401012719/http://... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2000PNAS...97.67... https://doi.org/10.1073%2Fpnas.100115997